Cách bảo quản khoai lang đã gọt vỏ luôn tươi mới
Khoai lang là một loại thực phẩm cực kỳ quen thuộc với tất cả mọi người, đặt biệt là cánh chị em phụ nữ. Thời gian gần đây, khoai lang được biết với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt chúng thuộc loại tinh bột chậm, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình giảm cân, giảm mỡ, ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến tim mạch. Nhưng không hẳn khoai lang lúc nào cũng tươi ngon khi bạn lỡ tay gọt nhiều mà không sử dụng hết. Vứt đi thì lãng phí nhưng cất lại thì gặp phải tình trạng thâm đen, khô teo lại.

Cách bảo quản khoai lang đã gọt vỏ còn tươi mới, đảm bảo chất lượng là thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này để bỏ túi bí quyết bảo quản khoai lang an toàn, tươi như mới mua ngoài hàng về nhé.
1. Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
1.1 Chống oxy hóa, bổ sung vitamin A
Theo nghiên cứu cho thấy, khoai lang chứa rất nhiều vitamin A dưới dạng beta-carotene. Đây là chất chống oxy hóa có trong các loại rau củ có màu sắc tươi sáng. Nếu các có vấn đề về mắt, đục thủy tinh thể thì khoai lang chính là thực phẩm giúp đôi mắt bạn cải thiện đi nhiều nếu kết hợp chúng trong các bữa ăn đúng cách.

Đặc biệt là khoai lang mật và khoai lang tím dường như rất có lợi cho thị lực hơn các loại khoai lang có màu sắc khác.
1.2 Ngăn ngừa tế bào ung thư tim mạch, kiểm soát đường huyết tốt
Khoai lang là tinh bột hấp thu chậm do đó đồng nghĩa với việc giải phóng lượng đường huyết vào trong máu một cách từ từ. Điều này giúp lượng đường huyết trong cơ thể không bị thay đổi đột ngột, kiểm soát và ổn định lượng đường huyết trong máu.

Đồng thời, chất xơ trong khoai lang cũng rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường. Một nửa cốc khoai lang nghiền chứa đến 2.5 gam chất xơ.
Khoa học cũng đã tìm ra và kiểm chứng rằng, hàm lượng vitamin B6 có trong khoai lang góp phần làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
1.3 Cải thiện làn da của bạn khoẻ, trắng sáng
Ngoài vitamin A và vitamin B6 được nói đến, khoai lang còn chứa nhiều loại vitamin khác có tác dụng hỗ trợ làn da của bạn thêm rạng ngời hơn. Hàm lượng vitamin C, E, A và chất chống oxy hóa có trong khoai lang thật sự rất tốt. Vitamin E giúp cải thiện da và tóc của bạn thêm chắc khỏe; vitamin C giúp tổng hợp collagen và protein cấu trúc chính của da, ngoài ra vitamin C được chứng minh rằng có khả năng kháng viêm.

2. Cách bảo quản khoai lang đã gọt vỏ
Chắc hẳn bạn cũng đã có lần lỡ tay gọt vỏ khoai nhưng không sử dụng hết. Bạn không biết nên xử lí thế nào với số khoai đó, bỏ đi thì lãng phí, cất lại thì không biết nên bảo quản như thế nào cho đúng. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản khoai lang đã gọt vỏ được tươi mới.
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị cho mình một hộp có nắp đậy, cắt khoai đã gọt vỏ thành từng miếng, rồi cho vào hộp.

Bước 2: Sau khi cho khoai lang đã cắt lát vào hộp, bạn cho nước lạnh vào hộp, lưu ý phải cho nước ngập khoai để tránh khoai bị thâm đen nhé. Đem hộp bảo quản trong tủ lạnh. Nếu bạn bảo quản khoai trong tủ đông thì thời gian bảo quản có thể lên đến 1 tháng vfa 1 tuần là thời gian bảo quản đối với việc bảo quản khoai lang đã gọt vỏ trong tủ mát.
3. Mẹo chọn mua khoai lang ngon, bảo quản không bị mọc mầm
3.1 Mẹo chọn mua khoai lang tươi ngon
Bạn nên lựa chọn những củ khoai nhìn còn tươi, sờ cứng, chắc không có chỗ thối hay héo. Không nên chọn mua những củ quá to thường thì những củ có kích thước to nhiều xơ và bột. Không mua khoai lang có nhiều rỗ, không trơn tru ngoài vỏ.

Những củ khoai lang bùi, thơm, ngọt thường là những củ có lớp phấn hay đất bao phủ bên ngoài, khi cắt một miếng nhỏ ở phần đầu có màu vàng nhạt và thấy nhựa chảy ra. Đối với khoai lang mật, bạn nên lựa những củ có vỏ màu đỏ ngả tím nhẹ, có vết kéo mật bên ngoài vỏ. Nên mua một lượng vừa đủ để sử dụng ngay vì khoai lang rất dễ bị hư và lên mầm nếu bạn không biết bảo quản đúng.
3.2 Bảo quản khoai lang không bị mọc mầm
Khoai mua về nếu bạn không dùng ngay có thể bảo quản ngắn hạn bằng cách để một quả táo cạnh khoai.

Bạn nên đặt khoai ở nơi khô thoáng, có thể để chúng trong một cái rổ hoặc thùng carton rồi cho một quả tảo vào trong đấy. Ngoài ra, bạn có thể vùi chúng vào một lớp cát khô, với cách này sẽ giúp khoai tươi lâu hơn.
Bạn không nên đặt khoai với các loại rau khác vì nó dễ khiến các loại rau khác nhanh chín và héo.
4. Các món ăn healthy làm từ khoai lang
4.1 Khoai lang hấp hoặc nướng
Đây chính là hai cách chế biến khoai lang được mọi người biết đến nhiều nhất. Tuy đơn giản nhưng bạn cũng cần phải luộc cho đúng cách đấy. Khi luộc bạn nên cho một ít muối với mực nước ngập khoai là được, không nên cho nước quá nhiều sẽ làm khoai bị bở. Nếu bạn chọn cách hấp, nên đậy kín nắp nồi khi hấp và cắt nhỏ khoai để nhanh chính nhé.

Tiết trời se lạnh là lúc thích hợp để ăn món khoai nướng thơm lừng, bốc khói. Nếu như những món ăn vặt khác chứa rất nhiều calo, nặng bụng khi ăn vào buổi tối thì bạn thử nhâm nhi củ khoai nướng. Vừa tốt cho sức khỏe lại yên tâm không bị tăng cân sau khi ăn. Khoai nướng ngon nhất vẫn là nướng trên bếp than, nhớ phải loại bỏ hết phần vỏ cháy trước khi ăn nha.
4.2 Bánh khoai lang yến mạch
Đây chính là món ăn kết hợp hoàn hảo dành cho những bạn giảm cân, đào thải mỡ thừa. Nghe tên có vẻ cầu kì nhưng món bánh này lại làm cực kì đơn giản. Bạn luộc khoai chín sau đó nghiền nhuyễn trộn đều cùng bột yến mạch. Tiếp theo, bạn tạo hình bánh tùy thích và mang đi hấp chín là có thể thưởng thức được rồi đấy. Ngoài ra, món bánh này có thể hấp, chiên và nướng lò hoặc nướng trong nồi chiên không dầu.

4.3 Khoai lang dầm sữa chua
Nghe có vẻ lạ nhưng đây là một món tráng miệng thơm ngon mà ai cũng muốn thưởng thức. Bạn chỉ cần luộc khoai chín, loại bỏ vỏ và cắt thành miếng vừa ăn. Ngoài trộn với sữa chua bạn có thể trộn với sữa đặc và nước cốt dừa để cảm nhận vị độc đáo của món tráng miệng healthy này.

Khoai lang chính là loại thực phẩm “đáng đồng tiền bát gạo”, tuy giá thành rẻ nhưng lợi ích mà khoai lang mang lại cho sức khỏe là cực kì nhiều. Qua bài viết, Ghiền nấu ăn hy vọng có thể giúp bạn biết thêm cách để bảo quản khoai lang đã gọt vỏ hiệu quả, tránh lãng phí.